close

VGM là gì?Khai báo VGM có nhứng vai trò gì?

VGM là gì? là một trong những thủ tục bắt buộc phải có khi vận chuyển hàng hóa bằng Container. Quá trình xác nhận VGM đối với hàng cont hay hàng lẻ là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây cảu Phương Khang Logistics để hiểu rõ hơn về VGM nhé!

Hiện nay xác định trọng lượng của container đang dần trở thành yêu cầu không thể bỏ được các nước áp dụng khi xuất và nhập khẩu hàng hóa. Như vậy bạn đã nắm bắt được tầm quan trọng của VGM trong quá trình vận chuyển hàng Quốc tế rồi chứ? Không những giúp làm giảm các rủi do vận chuyển hàng hóa trong quá trình vận chuyển, VGM còn giúp được các thuyền viên được sự an toàn khi trên tàu. Chính vì thế khai báo VGM đóng một vai trò đóng góp vô cùng quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp vận chuyển nào cũng nên thực hiện.

Không chỉ giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới xuất nhập khẩu, Phương Khang Logistics còn là đơn vị nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam uy tín nhất hiện nay!

VMG là gì

VMG là gì? Cùng tìm hiểu về VGM ở bài viết dưới đây của Phương Khang Logistics 

VGM là gì?

VGM được viết tắt của cụm từ Verified Gross Mass là một quy định có trong công ước Solas đã có hiệu lực từ ngày 01-07-2016. Dựa vào quy định, theo đó yêu cầu toàn bộ chủ lô hàng “shipper” phải xác thực trọng lượng  hay khối lượng của container chứa hàng.

Bộ quy ước Solas là một tiêu chuẩn tối thiểu về kết cấu, cách khai thác tàu một cách hợp lý để đảm bảo an toan cho các thuyền viên trên tàu. Các đối tượng được áp dụng công ước này là các loại tàu thương mại, tàu chở khách nhằm bảo vệ sự an toàn tính mạng con người.

Khai báo VGM có nhứng vai trò gì?

Nộp chứng từ cho cảng:

Đây là một loại thủ tục được dùng để nột cho hãng tàu hay hãng tàu để xác định được trọng lượng của hàng hóa, chứ không phải là loại chứng từ của Hải Quan.

Xác định trọng lượng Container hàng:

Trọng lượng trên tàu sẽ được kiểm soát tốt hơn rất nhiều nếu doanh nghiệp quản lý và xác định đượng trọng lượng trên Container lô hàng “ Hàng Hóa”. Nếu trong trường hợp nếu như trọng lượng của container hàng hóa vượt quá mức quy định mà hãng tàu cho phép thì rất có thể bạn sẽ bị khước quyền vận tải hoặc rứt bớt trọng tải.

Sắp xếp vị trí trên tàu:

Theo tờ khai và dựa vào đó, hãng tàu sẽ biết được trọng lượng và diện tích mỗi loại hàng sau đó sẽ sắp xếp hàng hóa một cách hợp lý và tiết kiệm được diện tích nhất có thể.

Cách tính VGM như thế nào

Hiện nay có hai cách tính VGM là cân trực tiếp toàn bộ các hàng hóa hoặc cân toàn bộ xe chứa thùng container hàng hóa:

Cách 1: Trước khi hàng được đóng vào Container thì tất cả lô hàng này sẽ được đưa lên cân điện tử. Để biết được khối lượng tổng của thể của Container chứa hàng trên tàu thì cần cộng thêm thùng rỗng ban đầu khi chưa chứa hàng của thùng Container.

Chú ý: Cách tính một này sẽ áp dụng cho các trường hợp sau:

  • Trọng tải hàng hóa sẽ không quá lớn và những cảng tàu có cân điện tử
  • Hàng hóa khi chưa được đóng container và hoàn toàn có thể cân trực tiếp trước khi đóng vào container

Cách 2: Cân toàn bộ xe container đã chứa hàng hóa, sau đó lấy một chiếc container không chứa hàng hóa sau lấy kết quả cân của xe contaner có chứa hàng hóa trừ đi xe container rỗng sẽ ra được trọng lượng của lô hàng.

Tuy nhiên phương thức tính này chỉ được áp dụng trong trường hợp đã đóng hàng hóa lên Container và đã vận chuyển đến cảng.

Chú ý: Dù là cách tính nào đi chăng nữa, thì sẽ đều có sai sót về kết quả. Tuy nhiên, VGM có cho phép về số đo sai sót trong quá trình cân đo hàng hóa. Tuy không có bất kỳ một thông tin cho phép sai sót bao nhiêu, nhưng ở một số nước có quy định rằng chỉ số sai sót cho phép là 5% trọng lựng của lô hàng.

Nội dung quan trọng trong mẫu VGM

Một số thông tin quan trọng cần phải khai báo và có trong mẫu VGM:

VGM là gì?

VGM là gì? 

  • Số boocking vận tải biện của hàng tàu “Ocean Carrier Booking Munber”
  • Số Container “Container Number”
  • Đơn đo lường “Unit of Measurement”
  • Trọng lượng xác minh “Verified Weight”
  • Bên chịu trách nghiệm – tên chủ hàng MBL “Responsible Party”
  • Người được ủy quyền “Authorized Person”

Quy trình xác nhận VGM đối với hàng lẻ và hàng Cont

Quy trình xác nhận VGM với hàng FCL

Bước 1: đăng ký cân lô hàng ( hàng hóa ) tại kho

Bước 2: chủ hàng hay công ty Forwarder-Logistics phối hợp cùng bộ phận cân hàng ở kho giám sát quá trình cân.

“Lưu ý: nếu số lượng hàng hóa khi cân lên vượt quá giới hạn cho phép thì bạn phải bắt buộc dỡ hàng xuống cho đến khi đạt trọng lượng tiêu chuẩn cho phép”

Bước 3: sau khi đã cân xong, kho hàng sẽ đưa ra hai bản VGM. Một bản là do bạn nắm dữ, và một bản sẽ được lưu trữ tại kho.

Bước 4: Chủ hàng chỉ cần đưa ra giấy cấp VGM cho hãng tàu kiểm tra thì coi như là đã xong.

Quy trình xác nhận VGM với hàng lẻ LCL

Đối với loại hàng lẻ LCL thì bạn cần làm theo các hướng dẫn dưới đây để có được phiếu VGM:

Bước 1: Trước hết bạn cần đóng tiền lại thương vụ cảng để lấy phiếp xuất nhập khẩu. “nhận hàng và cân hàng”

Bước 2: Kế tiếp, bạn sẽ cần phải nộp phiếu này để cân hàng.

Bước 3: Khi cân hàng hóa xong thì bạn sẽ được cấp phiếu VGM, sau đó bạn nộp lại cho đơn vị vận chuyển thế là xong.

Hy vọng qua bài viêt này của Phương Khang Logistics bạn đã có thể có câu trả lời của câu hỏi VGM là gì? và đặc biệt hiểu và xem được những điều bật mý liên quan tới VGM hữu ích.

>>> tìm hiểu ngay: Phí CIC là gì?

Thông tin liên hệ:
  • Website: https://phuongkhang.vn
  • Hotline: 038 789 7988
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: Số 6 Ngõ 4 Kim Đồng - Giáp Bát - Hoàng Mai - Hà Nội
  • Fanpage: https://www.facebook.com/logistic.phuongkhang/
Chat Zalo (8h-24h)
038.789.7988 (8h-24h)
Chat Facebook (8h-24h)